• Facebook
  • Tiktok
  • Zalo
  • Youtube
0981753753
Làm việc: 24/7
  • vi
  • en

Giấy vận tải là gì

Thứ 2, 12/02/2024

Trần Quốc Vương

189

Thứ 2, 12/02/2024

Trần Quốc Vương

189

Mỗi khi vận chuyển bất cứ loại hàng hóa gì, người lái xe phải mang theo giấy vận tải và các loại giấy tờ liên quan khác. Thông qua việc kiểm tra các giấy tờ có liên quan, cơ quan nhà nước sẽ thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải. Vậy giấy vận tải là gì và các nội dung liên quan đến cách ghi giấy vận tải sẽ được Quốc Vương Vận Tải chia sẻ trong bài viết hôm nay.

Giấy vận tải là gì

1. Giấy vận tải là gì?

Giấy vận tải là gì luôn là thắc mắc nhiều người, đặc biệt là đối với những ai chuẩn bị tham gia vào hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã quy định giấy vận tải hay còn gọi là giấy vận chuyển bằng giấy hoặc văn bản điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành. Giấy vận tải gồm các thông tin tối thiểu gồm tên đơn vị vận tải, biển kiểm soát xe, tên đơn vị hoặc người thuê vận tải, hành trình, số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng, loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.

Bên cạnh đó, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bắt buộc phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của giấy vận tải qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải trước khi thực hiện vận chuyển.

Giấy vận tải là loại chứng từ cần có trong quá trình vận chuyển

2. Tầm quan trọng của giấy vận tải

Có thể nói giấy vận tải có vai trò vô cùng quan trọng, được coi là một công cụ kiểm soát trật tự hành chính của các cơ quan chức năng trong ngành Giao thông Vận tải. Bên cạnh đó, giấy vận tải cũng giúp cung cấp thông tin giúp thuận tiện cho cơ quan quản lý hành chính kiểm tra trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đúng theo quy định, từ đó đảm bảo giao thông được an toàn, công bằng và minh bạch. 

Giấy vận tải giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra tình trạng hàng trên xe tải

3. Các quy định pháp luật liên quan đến giấy vận tải

3.1. Các đơn vị có thẩm quyền được phép cấp giấy vận tải

Theo nội dung được quy định tại Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, giấy vận tải phải do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành, có thẩm quyền, cụ thể là chính đơn vị vận tải cấp và đóng dấu, còn đối với trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ cần ký và ghi rõ họ tên. Người lái xe bắt buộc phải mang theo giấy vận tải trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường.

Những quy định về giấy vận tải

3.2. Những nội dung cần có trên giấy vận tải

Những nội dung cần có trên giấy vận tải đã được quy định trong Khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

  • Tên đơn vị vận tải
  • Biển kiểm soát phương tiện
  • Tên đơn vị hoặc người thuê dịch vụ vận tải
  • Hành trình: điểm nhận hàng, điểm trả hàng
  • Số hợp đồng và chi tiết ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có)
  • Loại mặt hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe

4. Mức xử phạt liên quan đến giấy vận tải

Nếu như vận chuyển hàng hóa mà không mang theo giấy vận tải thì mức xử phạt được quy định như sau:

  • Theo Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo giấy vận tải bằng văn bản, không có thiết bị điện tử truy cập vào phần mềm theo dõi nội dung Giấy vận tải theo quy định, không cung cấp được giấy vận tải điện tử cho lực lượng chức năng khi được yêu cầu sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Theo Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi xếp hàng hóa lên xe ôtô mà không có chữ ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào giấy vận tải theo quy định, tổ chức hoặc cá nhân đó sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Theo Điểm a Khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không cấp giấy vận chuyển cho lái xe theo quy định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng áp dụng với tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải, hỗ trợ vận tải.

5. Mức thu lệ phí cấp biển phương tiện giao thông theo thông tư mới nhất 2024

Số TT

Nội dung thu lệ phí

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

I

Cấp lần đầu chứng nhận đăng ký có kèm theo biển số

 

 

 

1

Xe ô tô (trừ xe otô quy định tại điểm 2, điểm 3 Mục này)

500.000

150.000

150.000

2

Xe ô tô chở người có từ 9 chỗ trở xuống (bao gồm: xe con pickup)

20.000.000

1.000.000

200.000

3

Rơ moóc, sơ-mi-rơ moóc đăng ký rời

200.000

150.000

150.000

4

Xe mô tô

 

 

 

a

Trị giá đến 15.000.000 đồng

1.000.000

200.000

150.000

b

Trị giá trên 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

2.000.000

400.000

150.000

c

Trị giá trên 40.000.000 đồng

4.000.000

800.000

150.000

II

Cấp đổi chứng nhận đăng ký biển số

 

1

Cấp đổi chứng nhận đăng ký có kèm theo biển số

 

a

Xe ô tô

150.000

b

Xe mô tô

100.000

2

Cấp đổi chứng nhận đăng ký không kèm theo biển số

50.000

3

Cấp đổi biển số

 

a

Xe ô tô

100.000

b

Xe mô tô

50.000

III

Cấp chứng nhận đăng ký có biển số tạm thời

 

1

Cấp chứng nhận đăng ký tạm thời và cấp biển số tạm thời bằng giấy

50.000

2

Cấp chứng nhận đăng ký tạm thời và c biển số tạm thời bằng kim loại

150.000

6. Các mẫu giấy vận tải tiêu chuẩn phổ biến hiện nay

Dưới đây là mẫu giấy vận tải tham khảo, tùy thuộc theo yêu cầu quản lý mà đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài mẫu giấy vận tải dưới đây.

Mẫu giấy vận tải cơ bản

Mẫu giấy vận tải 2

Mẫu giấy vận tải số 3

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Các chủ thể nào có thẩm quyền ký xác nhận xếp hàng vào giấy vận tải? Ký xác nhận này được thực hiện vào thời điểm nào?

Khoản 3 Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định sau khi xếp hàng hóa lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, đại diện đơn vị hoặc cá nhân sẽ thực hiện ký xác nhận về việc xếp hàng đúng quy định vào giấy vận tải. 

7.2. Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm không có giấy vận tải không?

Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền được kiểm tra giấy vận tải, đồng thời cũng có thẩm quyền xử phạt người vi phạm khi không có giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa.

Cơ quan có thẩm quyền nào được phép kiểm tra giấy vận tải

7.3. Những thông tin nào của các chuyến xe cần ghi vào giấy vận tải?

Tại Khoản 3 Điều 51 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT đã quy định về những thông tin về chuyến xe cần ghi vào giấy vận tải bao gồm:

  • Thông tin về người thuê vận tải (họ tên, địa chỉ, số điện thoại)
  • Thông tin về người lái xe (họ tên), hạng giấy phép của người lái xe và số giấy phép của người lái xe
  • Thời gian, địa chỉ điểm bắt đầu và điểm kết thúc hành trình
  • Số hợp đồng và chi tiết ngày tháng năm ký hợp đồng nếu có
  • Loại mặt hàng và khối lượng hàng được vận chuyển trên xe

Các thông tin cần có trên giấy vận tải

7.4. Đơn vị vận tải hàng hoá cần cung cấp thông tin giấy vận tải tại đơn vị nào? 

Căn cứ theo nội dung trên Khoản 3 Điều 51 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định về việc đơn vị vận tải hàng hóa cần cung cấp các thông tin giấy vận tải như sau:

  • Các thông tin nhận dạng mặc định gồm: tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải và của đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu đối với trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải thuê dịch vụ; tên Sở Giao thông Vận tải; thông tin về biển số đăng ký hoặc biển kiểm soát xe, nhãn hiệu và trọng tải xe.
  • Các thông tin của từng chuyến xe bao gồm: tên, địa chỉ và số điện thoại của người thuê vận tải; họ tên, hạng giấy phép và số giấy phép của người lái xe; thời gian, địa chỉ của nơi bắt đầu thực hiện và kết thúc hành trình; số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng nếu có; loại hàng và khối lượng hàng hóa vận chuyển trên xe.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa cần có cung cấp thông tin tối thiểu của Giấy vận tải về máy chủ của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam theo đúng lộ trình

Như vậy có thể khẳng định rằng giấy vận tải là văn bản thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô của các doanh nghiệp, đồng thời lực lượng chức năng cũng thông qua nó để kiểm tra và xác minh các thông tin liên quan. Giấy vận tải là một trong những giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi vận chuyển hàng hóa trên đường, vì vậy bạn hãy nhớ luôn mang theo bên mình khi chở hàng để tránh vi phạm quy định và bị xử phạt.

 
Được viết bởi
Đánh giá và nhận xét: Giấy vận tải là gì
0/5
0 lượt đánh giá
5
0 vote
4
0 vote
3
0 vote
2
0 vote
1
0 vote
Bạn đánh giá sao về dịch vụ của chúng tôi?
Đánh giá & nhận xét
Đánh giá chung

Rất tệ

Tệ

Bình thường

Tốt

Tuyệt vời

GỬI YÊU CẦU VẬN CHUYỂN
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập số điện thoại
Vui lòng nhập email
Vui lòng chọn dịch vụ
Vui lòng nhập captcha
Đối tác của chúng tôi
Zalo
Số điện thoại